NGÀY VÍA THẦN TÀI NÊN CÚNG MÓN ĂN GÌ? MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG NGÀY VÍA THẦN TÀI?

Hotline: 090 276 18 88
Email: nagadvkh@gmail.com
Địa chỉ: 262 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM
NGÀY VÍA THẦN TÀI NÊN CÚNG MÓN ĂN GÌ? MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG NGÀY VÍA THẦN TÀI?

Ngoài heo quay, hải sản thì người Sài Gòn còn có món cá lóc nướng trui không thể thiếu trong ngày Vía Thần Tài.

Thần Tài (Tài thần) là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. 

Hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam của người Việt rất khác so với các nước trên thế giới, ở miền Nam, ông Thần Tài được thờ chung bàn thờ với ông Địa và bàn thờ được đặt thấp, lễ vật thờ cúng cũng giản dị và tùy tâm.

Ngày Mồng Mười (10) tháng Giêng, tức là ngày Mồng Mười Tết Nguyên đán được người Việt chọn làm ngày thờ thần tài đầu năm hay còn gọi là ngày Vía Thần Tài.

Vào ngày này, những người làm ăn, kinh doanh thường cúng Thần Tài để mong làm ăn phát đạt, giàu sang. Trong mâm cúng Thần Tài, chúng ta thường thấy có nhóm “tam sênh”.

Theo bà Phan Thị Yến Tuyết, phó giáo sư Viện Việt Nam học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, “tam sênh” là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng của người Nam Bộ, miền Bắc và miền Trung không có. 

Bộ "tam sên" được cho rằng có ý nghĩa là 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – miếng thịt heo (sống trên cạn), Thủy – con tôm hoặc cua (sống dưới nước), Thiên – trứng gà hoặc trứng vịt.

Dưới đây là một số thông tin giúp bạn biết được ngày vía thần tài nên cúng món ăn gì? và các món ăn đặc trưng ngày vìa thần tài:

Thịt heo quay

Theo truyền thuyết kể lại, khi Thần Tài hạ giới chốn dân gian không nhớ mình là ai, món ăn Ngài được ăn là heo quay, nên rất thích món này. Từ đó về sau mỗi khi Vía Thần Tài, người ta sẽ mua heo quay cũng 1 số lễ vật khác dâng lên Thần Tài, để cầu mong cả năm may mắn, công việc thuận lợi, thu nhiều tài lộc.

Tùy theo điều kiện kinh tế mỗi gia đình, có thể cúng nguyên con hoặc heo miếng đều được

Heo quay có nơi sẽ được bán nguyên con, tùy vào khối lượng mà mỗi con sẽ có giá dao động từ 2 - 4 triệu đồng. Cũng có nơi bán những miếng thịt ba rọi thì giá sẽ từ 350.000 đồng/kg - 450.000 đồng/kg.

Trứng gà hoặc trứng Vịt

 

Đại diện loài có lông vũ bay trên trời, và người ta dùng trứng là để biểu trưng hơn cho tính phồn thực. Đó là lý do tại sao trong 'tam sên" lại có trứng gà hoặc trứng vịt.

Tôm - Cua

Ngoài heo qua, những món ăn từ thủy hải sản cũng được Thần Tài yêu thích trong truyền thuyết. Vì lẽ đó tôm hay cua thường được sử dụng trong mâm cúng ngày Vía Thần Tài. 

Ngoài ra, sang trọng hơn thì nhiều gia đình sử dụng con cua dát vàng để cúng Thần Tài. Đây đều là những loại cua bình thường chỉ có điều phần mai được dát vàng lá trông bắt mắt vô cùng. Theo nhiều địa điểm bán của dát vàng này thì giá cung cũng giao động từ 1,5 triệu đến gần 3 triệu đồng/set.

Giá một số loại hải sản ở Sài Gòn hiện nay khá cao: tôm thẻ loại lớn (30 con/kg) giá 200.000 đồng – 220.000 đồng/kg), tôm càng xanh (còn sống) giá 280.000 đồng – 300.000 đồng/kg. Cua thịt loại 4 con/kg giá dao động 360.000 đồng– 380.000 đồng/kg. 

Cá lóc nướng nguyên con

Bên cạnh bộ "tam sên", người dân miền Nam còn thường cúng Thần Tài bằng "cá lóc nướng".

Nhiều người cho rằng tục cúng cá lóc nướng có thể bắt nguồn từ nét văn hóa gắn liền với sông nước, kênh rạch của vùng Nam Bộ. 

Bên cạnh đó, người dân miền Nam còn tin rằng các lóc là loài vật mạnh mẽ và có đặc tính nhảy vọt, tượng trưng cho sự may mắn và thành công.  

Cá lóc này phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi, cắt đuôi, đem đi nướng trui. Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyện cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.

Theo nhiều tiểu thương, giá cá lóc nướng năm nay sẽ tăng hơn năm trước vì giá cá nhập vào từ các thương lái tăng. Giá bán năm trước từ 150 - 250 nghìn đồng/con thì năm nay có thể lên đến gần 300 nghìn đồng/con tùy vào trọng lượng cá (giá đã bao gồm rau cùng bún ăn kèm). 

Mâm ngũ quả

Để mâm lễ cúng bàn thờ Thần Tài thêm đủ đầy, không thể thiếu hoa và quả. Quả tươi thường được chọn như dứa, chuối chín, hoặc ngũ quả may mắn như xoài, cam quýt, phật thủ, táo, nho,...  và 1 lọ hoa tươi có màu sắc rực rỡ như hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền.

Cùng với đó là bộ giấy tiền và vàng mã., bao thuốc lá, để hai đầu điếu thuốc thò ra ngoài bao, hũ muối, hũ gạo và hũ nước đầy được đặt ở giữa hai tượng thần Tài và Thổ địa, tượng trưng cuộc sống no đủ cho cả năm nên phải cuối năm mới đem thay mới.

Một số gia đình còn mua vàng đặt lên bàn thờ Thần Tài để cầu may, sau khi cúng xong sẽ mang lên người để mong một năm gặp nhiều tài lộc may mắn.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline
0